Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

Kinh nghiệm in chồng màu mực theo thứ tự trên máy in offset 1 màu



Nhớ lại những năm 80, tranh Trung Quốc tràn ngập các tỉnh miền Bắc , tranh Thái Lan đầy rẩy ở các tỉnh miền Nam, nhất là các quán cà phê, cửa hàng ăn uống, nhà nào cũng treo dăm ba tấm, mà cảnh và người kể cả kĩ thuật in đâu có đẹp. Nhiều tỉnh của ta lúc này in còn xấu hơn cả thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ ở trong rừng.
Hồi đó chỉ gần Tết Âm lịch thì các nhà sản xuất, các công ty mới rầm rộin tranh ảnh nhiều màu. Còn ngày thường các bìa sách báo tạp chí nếu in nhiều màu thì coi là “xài sang”. Hiện việc, in tranh ảnh nhiều màu thì nhà in nào cũng in được. Các xí nghiệp in thuộc Bộ, Thành, Quận, Huyện và nhiều nhà in Tỉnh, một số đã máy in 2 hoặc 4 màu và những xí nghiệp in chỉ có máy in một màu cũng đều in được những loại ấn phẩm rất đẹp.
Có thua kém với nhau về năng suất chứ còn chất lượng sàn phẩm không thua kémnhau bao xa, vì chế bản và nguyên vật liệu in đều giống nhau cả. Tuy vậy, về lý luận mực in, về màu sắc và thứ tự chồng màu mực , khi in tranh ảnh nhiều màu của thợ in nhiều nơi còn bị hạn chế, thiếu lý luận cơ bản để giải trình khi in đẹp, xấu cho có sức thuyết phục rõ rệt.
Các xí nghiệp in có máy in 4 màu (in ướt chồng ươt), đủ công cụ đo đạc kiểm tra, thợ in làm việc trong buồng lạnh thoải mái, dễ chịu có thể điều chỉnh được tức thì khi màu sắc của mỗi màu in ra không giống mẫu. Nhưng ở những xí nghiệp in không có máy in offset 1 màu mà in ảnh nhiều màu (ướt chồng khô), không qua in thử và khí hậu hoá giấy in, thì việc in không dể dàng giống mẫu. Nếu thợ in cưa xí nghiệp non tay nghề thì rất phập phồng thấp thỏm, không biết những tờ lịch treo in ra giống mẫu đến đâu, vì in xong mới biết chính xác.
Việc in tranh ảnh nhiều màu chồng tram, màu nào trước màu nào sau, thợ in mỗi nơi mỗi cách. In offset cuộn ở một xí nghiệp in báo còn thấy chưa ổn định. Có hôm cầm tờ báo xem, ta thấy tranh ảnh màu sắc đẹp, phù hợp với tự nhiên rất quen mắt nhìn. Nhưng cũng có những hôm ta đọc báo thấy ảnh in mặt người vàng như nghệ, hoạc đỏ như cà chua, bất chợt ta thấy tức mắt khó chịu.
Tuy nhiên người xem báo không quan tâm lắm về chất luợng hình ảnh vì phần lớn nghề in và cũng thời gian báo quá ngắn, giá tiền ít, lại in giấy báo một mặt không láng, không trắng dể châm chước. Còn máy in offset tờ rời , thứ tự mực in chồng màu cũng không ai giống ai, mới điều có lý lẽ và kinh nhgiệm sử dụng riêng và cũng không dám tự nhận phương pháp của mình là hay nhất, cứ biết ai giống mẫu hơn là khá hơn rồi.(muốn xác định chính xác phải mở cuộc thi mới rõ).
Tuy vậy những thợ in offset 1 màu sử dụng máy một màu để in ảnh nhiều màu cũng có cách làm riêng mà trong sách chưa nói đến. Chuyện như sau: Năm 1955 tôi có theo dõi thứ tự in chồng màu của một thợ in ở xưởng in Mỹ Thuật (Bắc Kinh).Khi họ in các tranh ảnh mỹ thuật lớn, quan trọng không qua in thử (do thời gian không cho phép) đều phân loại:
Loai thứ nhất: ảnh chân dung (ảnh lãnh tụ) Khó nhất là in sao cho đúng màu da mặt, vì nó chiếm diện tích lớn trên bức ảnh. Màu cơ bản của mặt là đỏ (cánh sen M). Bổ trợ cho đỏ là vàng. Do đó thứ tự in chồng màu là Đỏ(M), Vàng (Y), Xanh (C), Đen (K). Màu đỏ in trước cho giống màu da, màu vàng in sau để bổ trợ có thể in đậm, lợt, dày, mỏng mực, tiến lui, dễ điều chỉnh, in đúng màu ở mặt đã thành công tới 90% độ chính xác về màu sắc.
Còn xanh, đen ở chỗ sáng rất ít, nặng về các vùng tối, phông nền, các vị trí phụ, nếu có sai đôi chút người xem ít chú ý. Những năm 60, nhiều thợ in offset ở nhà máy in offset Tiến Bộ Hà Nội thường trao đổi với nhau là rất ngại in ảnh lãnh tụ. Vì quần chúng nhân dân nhận biết rất rõ về màu da cũng như các đặc điểm trên mặt lãnh tụ , nên nếu chỉ in đi kháøc một chút thôi là họ nhận ra ngay. Thế mới biết in ảnh chân dung , ảnh lãnh tụ là khó đấy chứ .
Loại thứ hai :Ảnh phong cảnh . Thường có trời mây, cây cỏ, sông nứoc , núi non . Nếu in màu Cyan (xanh dươn g )trước , giữ đúng được độ mực ở mây trời , là màu cơ bàn khi có vàng Y bồ trợ in thứ hai , sẽ có màu lục (lá cây) ở cánh đồng , mảng rừng rất dễ tăng giảm màu cho gần mẫu . Do đó thứ tự in chồng màu mực ở phong cảnh CYAN,VÀNG , MAGENTA , ĐEN.Đỏ , đen in sau có tác dụng ở cá mảng tối , màu đá , màu đất , nếu có sai màu đôi chút với phong cảnh thì người xem ít phát hiện dễ bỏ qua.
Cũng có khi ảnh mẫu vừa chân dung vừa phong cảnh, thì thợ in cần tìm hiểu chủ đề của ảnh mẫu và xem diện tích người và cảnh phần nào nhiều để chú ý gia công kỹ thuật cho bức ảnh in ra được sinh động và gần gũi hơn .
Loại thứ ba: Tĩnh vật Có khi là máy nhà, ngôi nhà, bức tượng, mặt trống đồng, ấm sành màu da lươn, một cỗ máy…Thợ in xem màu cơ bản hay hỗn hợp chiếm nhiều diện tích bức ảnh để quyết định màu mực khi in, phải biết màu nào cơ bản, màu nào bổ trợ, màu nào tương phản để in cho sát mẫu . Ví dụ: Một thân máy có màu xanh rêu, lam và vàng là cơ bản của màu lục tươi, đen là màu bổ trợ cho màu lục, làm cho màu lục thẫm hơn, đỏû là tương phản nhất ở các chỗ sáng, nếu in thừa sẽ ngã tím không giống thân máy.
Do đó tuỳ theo mẫu mả có thể in thứ tự :XANH, ĐỎ, VÀNG, ĐEN hoặc ĐỎ, VÀNG, ĐEN, XANH. Khi in ảnh một quả chuông hay mặt trống đồng , nhìn vào mẫu ta có cảm giác ánh lên một màu xanh tối, dưới xanh lẫn quất ánh đen .
Ta soi kính phóng đại trên bảng in thấy diện tích in như nhau, diện tích điểm tram 90% như nhau, hai màu cách nhau góc độ 300, nhưng do in ướt chồng khô nên màu lam in sau cùng, để tạo ra ánh xanh trên các vùng tối của mặt trống đồng hay quả chuông, có thể pha thêm dầu bóng vào mực xanh để chi tiết dễ nổi hơn .
Lại một chuyện nữa như sau: Năm 1982 tôi có làm việc với một bạn thợ in người Hoa ở Xí Nghiệp In Công Tư Hợp Doanh số 4 (nay là in số 7). Bạn này cũng là hàng thợ khá, các đệ tử thường nể mặt. Nhưng khi thấy in tranh ảnh nhiều màu, bạn này chỉ in theo công thức XANH, VÀNG, ĐỎ, ĐEN. Tôi có nhiều lần gặp gỡ, trò chuyện nhưng bạn đó ít chú ý sữa đổi, có thể do thối quen, ngại cải tiến.
Đến tết năm đó, khi in một bìa tạp chícủa Trường Cao Đẳng Sư Phạm Long An, ảnh bìa là mặt một cô gái chiếm tới 70-80% diiện tích in, bạn đó in XANH, VÀNG xong đến khi in ĐỎ thì dù có in dày và đậm mực đến đâu vẫn thấy thừa vàng, thiếu đỏ. (Vì ở màu vàng mắt thường cũng khó phân biệt độ đậm nhạt có khi phải đưa ra ánh sáng mặt trời, hoặc soi kính lam mới rõ ). Đến khi in đủ màu, thì mặt cô gái vàng khè như sốt rét.
Tuy in không đạt, đàng lẽ phải in lại, nhưng do gần tết, lại còn phỉ đóng cắt, vả lại thời đó còn “bao cấp”, dù họ có than phiền trách móc nhưng vẫn trả đủ tiền cho xí nghiệp . Sau việc này, bạn thợ in nọ đã có kinh nghiệm và dần thay đổi lại cách làm và thường hay trao đổi với mọi ngưới về kỹ thuật in và thấy rõ :Nếu in ảnh chân dung ở máy in offet 1 màu thì in đỏ giữ chặt đỗ chình xác màu ở mặt. Rồi in vàng bổ túc màu cho pphù hợp với màu da , vị trí chủ yếu của bức ảnh được đề cao , nếu vị trí chủ yếu bị in hỏng , vị trí râu ria nếu in có đẹp cũng chẳng ai để ý. Giá trị bức tranh in ra bị hỏng toàn bộ!