Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Bán máy in offset 1 màu cực ngon KOBUNDO



May in offset 1 mau tại Hà Nội

Chúng tôi là một xưởng in quy mô nhỏ, hiện đang đầu tư nâng cấp xưởng in quy mô lớn hơn
Vì vậy chúng tôi muốn thanh lý một máy in offset KOBUNDO, 1 màu, lô nước

Tên thiết bị: Máy in Offset 01 màu
Hãng sản xuất: Kobundo
Model: New Grampus
Năm sản xuất: 1999
Xuất xứ: Nhật Bản
Tốc độ in: 7000-10000 tờ/giờ
Máy in offset 1 màu khổ: 36x52 cm
Khổ in nhỏ nhất: 10x15cm
Có Catalogue gốc 2 quyển tiếng Nhật
Có nhiều lô sơ cua kèm theo
Có nhiều phụ kiện kèm theo nguyên bản từ bên Nhật
Chất lượng: chạy ảnh 4 màu đẹp, tay kê rất chuẩn, in thử biết ngay.
Tình trạng: In đẹp long lanh, kể cả các bài khó, màu bệt. Đang chạy bài hàng ngày, có thể đến giờ hành chính để xem 


Máy offset 1 màu KOBUNDO là máy có tiếng là chạy cực kỳ ổn định, cả điện và cơ, phù hợp với khí hậu Việt Nam, nên gọi thợ hiểu về máy đến xem thì mê liền.
Đối tượng phù hợp máy in offset 1 màu:
- Những nhà in mới đầu tư vào lĩnh vực in offset, những nhà in quy mô vừa và nhỏ
- Cơ sở in lưới muốn thay thế in thủ công bằng máy móc
- Những xưởng in offset lớn muốn thêm máy để chạy những bài nhỏ
Ưu điểm máy in offset 1 màu:
- Đầu tư ít
- Chất lượng cao, giá thành chi phí bản in thấp nên tính cạnh tranh cao trên thị trường.
- Máy sử dụng đơn giản, nhiều tính năng hiện đại, phù hợp khí hậu Việt Nam nên không hỏng vặt như những máy đời cao (những máy đời cao mỗi lần hỏng sẽ ngừng trệ công việc, sửa chữa rất tốn kém, vật tư thay thế đôi khi phải nhập từ nước ngoài).
- Dễ dàng vận hành nên không kén thợ giỏi. Chi phí cho thợ giỏi không dưới 10 triệu/tháng
- Kích thước máy nhỏ gọn, độ ồn thấp nên có thể đặt máy tại nhà mà không cần thuê xưởng.
- Độ ổn định cao, không hay trục trặc như những máy in khác trên thị trường như máy in kỹ thuật số, máy in lưới, máy in siêu tốc, máy in laser màu, máy in phun màu...

Sản phẩm phù hợp máy in offset 1 màu:
- Tờ rơi, tờ gấp, cartalogue
- Danh thiếp, tiêu đề thư, phong bì 12x22cm, 16x22cm
- Túi xách nhỏ, Hóa đơn, vàng mã…
- Thiếp cưới, giấy mời...

Khi mua bán máy in offset 1 màu này, chúng tôi có thợ in đến xưởng của quý vị hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng giữ gìn máy, chạy thử để ổn định máy.


Máy in offset 1 màu giá bán: 210 triệu (có thương lượng cho người thiện chí và mua ngay)
Liên hệ tại Hà Nội: 0913521974 gặp anh Quý
Nếu không gọi được xin hãy nhắn tin, chúng tôi sẽ gọi lại.
Địa chỉ xem máy in offset 1 màu: số 5 ngõ 2 Kim Mã Thượng, Quận Ba Đình, Hà Nội.

Máy in offset 1 màu KOBUNDO là sự đầu tư khôn ngoan cho công việc kinh doanh của bạn

Máy in offset 1 màu KOBUNDO - Đầu tư ít, hiệu quả cao

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Một số công nghệ in ấn phổ biển

In offset, flexo, ống đồng ... v.v... là những khái niệm còn xa lạ đối với rất nhiều người, tuy nhiên để hiểu những vấn đề cơ bản của kỹ thuật in đó và các phương pháp in chính hiện nay cũng không phải là gì ghê gớm lắm.
1. In typo:
Đây là phương pháp in.. đầu tiên và cổ xưa nhất, được phát minh bởi người Trung Quốc nhưng người Đức (Johan Gutenberg) mới là người được công nhận là ông tổ ngành in. Và nước ứng dụng đại trà thành công in typo nhất cho đến ngày hôm nay là Việt Nam với công nghệ in trên ... tường hay còn gọi là công nghệ in "KHOAN CẮT BÊ TÔNG" nổi tiếng.
Về nguyên lý, in typo là phương pháp in cao, tức là trên khuôn in typo, các phần tử in (hình ảnh, chữ viết) nằm cao hơn các phần không in. Khi in, chúng ta chà mực qua bề mặt khuôn in, các phần tử in nằm cao hơn nên sẽ nhận mực và sau đó khi ép in, mực sẽ truyền qua bề mặt giấy in tạo thành hình ảnh, chữ cần in. Một ví dụ gần gũi đó là con dấu (mộc), trên con dấu hình ảnh được khắc nổi cao hơn phần xung quanh, khi đóng dấu ta sẽ ấn nó vào tăm-bông để lấy mực, sau đó đóng "kịch" một phát thế là xong. Khuôn in typo cũng được khắc nổi lên như con dấu, tuy nhiên nó được chế tạo từ kim lọai (hợp kim chì) bằng quá trình ăn mòn axít, các chữ viết thì được đúc thành các con chữ riêng lẻ, sau đó sẽ được sắp lại bằng tay thành từng bộ khuôn của từng trang sách (cho nên mới gọi là công đọan sắp chữ).
Phương pháp in typo sắp chữ hiện nay không còn được sử dụng do sản lượng thấp, lạc hậu và độc hại (chữ in được đúc từ hợp kim chì là một kim lọai độc hại) nên đã được thay thế bằng nhiều phương pháp hiện đại hơn. Một số ứng dụng khác của in typo như in số nhảy, ép chìm nổi, ép nhũ bạc, vàng... vẫn còn được sử dụng. Máy in typo ở Việt Nam được cải tiến thành máy bế đặt tay ứng dụng rất hiệu quả.
2. In flexo:
In flexo bắt nguồn từ chữ flexible, nghĩa là mềm dẻo. Khuôn in flexo cũng thuộc dạng khuôn in cao như in typo, tuy nhiên nó được chế tạo từ chất dẻo (cao su hoặc nhự photopolymer) bằng quá trình phơi quang hóa. Phương pháp in này được sử dụng rộng rãi để in các lọai nhãn decal, bao bì hoặc thùng carton.

3. In ống đồng:
In ống đồng về nguyên lý nó là phương pháp in lõm, tức là trên khuôn in, hình ảnh hay chữ viết (gọi là phần tử in) được khắc lõm vào bề mặt kim loại. Khi in sẽ có 2 quá trình: Mực (dạng lỏng) được cấp lên bề mặt khuôn in, dĩ nhiên mực cũng sẽ tràn vào các chỗ lõm của phần tử in, sau đó một thiết bị gọi là dao gạt sẽ gạt mực thừa ra khỏi bề mặt khuôn in, và khi ép in mực trong các chỗ lõm dưới áp lực in sẽ truyền sang bề mặt vật liệu.
Khuôn in ống đồng có dạng trục kim lọai, làm bằng thép, bề mặt được mạ một lớp đồng mỏng, phần tử in sẽ được khắc lên bề mặt lớp đồng này nhờ axít hoặc hiện đại hơn là dùng máy khắc trục. Sau đó bề mặt lớp đồng lại được mạ một lớp crôm mỏng để bảo vệ nên có người lại nói đây là phương pháp in.. ống crôm chứ không phải in ống đồng.
Trục in đang được tiện để làm phẳng bề mặt
Máy khắc trục đang hoạt động
Cuộn sản phẩm sau khi in
In ống đồng được ứng dụng trong ngành in bao bì màng nhựa, đơn cử như bao đựng OMO, Viso, bánh kẹo Bibica, hay cà phê Trung Nguyên ... v.v... tất cả đều được in bằng phương pháp in ống đồng.
4. In lụa:
Đây là phương pháp in bình dân, đơn giản, rẻ tiền và dễ đầu tư, nhưng nếu chịu khó làm vẫn có thể xây nhà tôn mua xe honda như thường.

5. In offset:
Đây là phương pháp in phổ biến nhất và cũng phương pháp in được nhắc đến nhiều nhất đối với những người làm design thiết kế.
Nguyên lý của phương pháp in này đơn giản nhưng khó hình dung nếu chưa được tay sờ mắt thấy "hiện vật".
In offset là phương pháp in theo nguyên lý in phẳng, tức là trên khuôn in hình ảnh, chữ viết và những vùng không in đều có độ cao bằng nhau (khi nhìn lên bề mặt tấm bản in ta chỉ thấy nó... phẳng lì như tờ giấy, chả thấy chìm nổi gì hết). Người ta đã ứng dụng sự đẩy nhau giữa dầu và nước. Khuôn in làm từ một tấm nhôm mỏng (khoảng 0.25mm), trên khuôn in, phần trắng (không in) có bề mặt là nhôm, còn phần tử in (hình ản, chữ viết) được cấu tạo từ một lọai nhựa đặc biệt gọi là nhựa diazô. Lớp nhựa này có tính chất hút dầu, đẩy nước, và mực in offset là loại mực (có gốc) dầu. Trong quá trình in, trước tiên bề mặt khuôn in đuợc chà một lớp nước mỏng, lớp nước này sẽ dính ướt vào vùng không in (chính là lớp nhôm đó). Sau đó khuôn in mới được chà mực. Vì mực có gốc dầu nên nó không thể dính vào phần trắng trên khuôn in (đang dính nước) được, mà chỉ bắt dính lên phần tử in là nhựa diazo ưa dầu mà thôi. Chính vì vậy dù khuôn in phẳng lì nhưng khi chà mực, mực nó không chà... tùm lum lên bề mặt khuôn mà chỉ truyền đúng vào phần tử in tạo thành hình ảnh, chữ viết trên bề mặt khuôn in mà thôi. Và sau đó, khi ép in lên bề mặt vật liệu in sẽ cho ra hình ảnh cần in.
Hình chụp phóng to bề mặt khuôn in offset. Phần màu sẫm chính là hạt tram trên bản in, phần màu sáng (giống như bị rỗ) là phần bề mặt nhôm.
Vì sao gọi là offset (offset = truyền qua): khi in bản in không ép trực tiếp lên giấy hay vật liệu in như những phương pháp in khác mà sẽ được ép lên bề mặt một tấm cao su, sau đó tấm cao su này mới được ép lên bề mặt giấy. Việc này nhằm tạo ra sự truyền mực tối ưu nhất (truyền từ bề mặt cứng --> mềm --> cứng).
6. In nhân bản (Roneo, Duplicating)
Phương pháp này có cái hay của riêng nó. Nội dung cần in được "đục thủng " trên vật liệu truyền in là Stencil (trong máy quay roneo cổ xưa) hoặc trên Master (máy in siêu tốc bây giờ) bằng phưong pháp cơ học hoặc quang - nhiệt học (?) để tạo nên bản mẫu. Khi quá trình in được tiến hành là lúc mực in được ép (roneo) hoặc hất văng lên (in siêu tốc) bản mẫu và đi qua phần tử "đục thủng" để truyền sang giấy.
Ở những nước nghèo như Việt Nam, Trung Quốc, các nước châu Phi ..., máy in roneo vẫn còn được dùng trong việc in tài liệu đơn giản. Hiện đại hơn thì dùng máy in siêu tốc KTS, chất lượng sản phẩm từ loại máy này gần bằng in offset (nếu in đơn màu).
Tóm lại, phương pháp in này có ưu điểm:
- Chế bản đơn giản, ít độc hại ( gần như không độc hại).
- In số lượng rất linh hoạt (như in lụa).
- Tốc độ in rất nhanh (7800 tờ/ giờ).
Và có nhược điểm :
- Mực phải mua của chính hãng nên giá thành mực trên trang in còn cao.
- Màu sắc hạn chế trong một số màu nhất định.
- Giá máy còn cao so với mặt bằng giá nói chung ở nước ta.

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

Giãn giấy trong in offset tờ rời


Vấn đề giãn giấy khi in trên máy in offset nhiều màu tờ rời là một vấn đề gây nhiều khó khăn trong việc in ấn với chất lượng cao và dẫn đến giảm năng xuất cũng như tỷ lệ sản phẩm hỏng lớn. Giấy giãn không đồng đều mà thông thường theo hình dẻ quạt về hướng đuôi giấy. Tại các vùng gần đầu kẹp nhíp ta có sự chồng màu chính xác nhưng về phía góc trên bên phải hay trái của tờ in thì không chồng màu. Giấy giãn do rất nhiều nguyên nhân tổng hợp như: Loại giấy, chiều sớ giấy, chất làm ẩm, tính chất phủ mực của sản phẩm in, các thông số thiết lập trên máy như áp lực in v.v..

Để giải quyết vấn đề này thông thường người thợ in sẽ kéo giãn đuôi bản kẽm trên các đơn vị in sau để bù độ giãn của giấy. Tùy theo cấu trúc của từng loại máy in mà việc bù giãn giấy này có tác dụng hay không. Mặt khác cách này cũng không hiệu quả vì chỉ tác động vào một vùng nhỏ phía trên bên trái và bên phải của tờ in. Trong các trường hợp có đòi hỏi khắt khe về chồng màu thì ta chỉ có một giải pháp duy nhất đó là dùng giấy khổ nhỏ. Đây cũng là cách giải quyết rất phổ biến cho những công việc in nhãn hang hay bao bì. Tác hai của nó là hiệu suất sử dụng máy sẽ giảm đáng kể, số lượng vòng tua máy nhiều hơn, cũng như số lần cắt trên máy dao.

Không chồng màu do giấy giãn

Sai lệch màu do phân bố điểm tram- hậu quả của giấy giãn
Vấn đề này chỉ có thể giải quyết triệt để tại bộ phận chế bản với chức năng bù giãn giấy. Khả năng tách màu với kích thước các màu khác nhau tùy theo độ co giãn thực tế của giấy đã được áp dụng từ lâu trong in offset cuộn và đem lại hiệu quả lớn. Vấn đề là các chức năng này chỉ có thể scale ( phóng to hay thu nhỏ) đồng đều theo hai chiều dọc và ngang. Với máy in cuộn và chất lượng thấp của in báo thì nó thỏa mãn nhưng trong in tờ rời hiện tượng giãn của giấy khác với in cuộn và yêu cầu về chồng màu cũng cao hơn

RIP Meta Dimension của Heidelberg có chức năng paper stretch compensation ( bù giãn giấy và là một tùy chọn) sẽ giải quyết hoàn hảo việc bù giãn giấy trên máy in tờ rời. Vậy cách làm ra sao sao?

Bon khảo sát giãn giấy bố trí tại biên của tờ in

Tùy theo loại giấy , sản phẩm in chúng ta sẽ phải bố trí các bon khảo sát dọc theo mép giấy và in thực tế trên máy với khổ in lớn nhất. Sau khi đã có kết quả in ổn định về mực nước cũng như màu sắc các bon khảo sát này sẽ cho chúng ta biết được giá trị giãn giấy ở từng vị trí.

Nhập các giá trị của từng vị trí tương ứng vào phần bù giãn giấy của RIP Meta Dimension theo như hình sau:
Nhập giá trị tương ứng độ giãn của giấy

Nhập giá trị tương ứng độ giãn của giấy vào RIP Meta Dimension
Xuất lại bộ kẽm mới với các giá trị bù giãn giấy và chúng ta có kết quả hoàn hảo như sau:

Kết quả sau khi bù giãn giấy

Như vậy với một chức năng tùy chọn của RIP Meta Dimension chúng ta đã giải quyết triệt để vấn đề giãn giấy trên máy in tờ rời. Khả năng này mở ra các khả năng to lớn khi có thể in hết khổ máy cho các sản phẩm nhãn hàng, các sản phẩm đòi hỏi sự chồng màu tuyệt đối. Với chức năng bù giãn giấy chúng ta có thể rút ngắn được thời gian chuẩn bị máy, canh bài cho các sản phẩm in cao cấp và quan trọng nữa là tận dụng được tối đa công suất máy in máy thành phẩm khi có khả năng in hết khổ.